Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

DỊCH VỤ BÁN TÀI LIỆU

Bạn có các tập tài liệu hay dùng để dạy ôn thi Tốt nghiệp, ôn thi Đại học, ôn thi Học sinh giỏi... hoặc bất kì tài liệu nào chất lượng mà học sinh cần, thị trường cần. Tại sao bạn không gửi gắm nó cho chúng tôi để chúng tôi bán hộ bạn?

 HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI LÀM HÀI LÒNG BẠN!

1. QUYỀN LỢI CỦA KHÁCH HÀNG
- Được chi trả tiền bản quyền theo số lượng tài liệu bán được. Cụ thể chúng tôi sẽ trả cho quý khách 100đ/tờ. Nếu tài liệu của quý khách là 100 tờ thì một quyển sau khi chúng tôi bán được sẽ trả tiền bản quyền cho quý khách là: 100x100 = 10.000đ; 
+ Bán được 10 quyển chúng tôi sẽ chi trả cho quý khách: 10.000x10 = 100.000đ; 
+ Bán được 100 quyển chúng tôi sẽ chi trả cho quý khách: 10.000x100 = 1.000.000đ; 
+ Bán được 1000 quyển chúng tôi sẽ trả cho quý khách 1.000 quyển x 10.000 = 10.000.000đ; 
...
- Bạn sợ do chúng tôi nên tài liệu bị đưa lên internet? Nếu bạn sợ vấn đề này thì bạn có thể in tài liệu ra và gửi cho chúng tôi.
- Bạn sợ chúng tôi gian lận trong doanh số bán được? Quý khách hoàn toàn yên tâm, chúng tôi sẽ công khai chi tiết danh sách bán được trên http://facebook.com/tobuvn và website http://tobu.vn của chúng tôi.

Chú ý: Chúng tôi chỉ nhận tài liệu chưa chia strên mạng internet.

2. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TÔI
  • Đại diện và chịu trách nhiệm trước khách hàng: Ths. Tô Nguyên Cương
  • Điện thoại: 0984.280.076
  • Giáo viên: Trường THPT Đại T
  • Địa chỉ: Cổng bến xe Đại Từ - Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên 
  • Website: http://www.tobu.vn
  • Facebook: http://facebook.com/tobuvn
  
- Đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật của tài liệu.

- Có trách nhiệm quảng cáo, tiếp thị tài liệu đến tay người học - người đọc trực tiếp hoặc trên mạng sao cho doanh số thu được lớn nhất.

- Có trách nhiệm chuyển khoản cho khách hàng khi tiền bản quyền của quý khách từ 1.000.000đ trở lên. Tuy nhiên nếu quý khách có yêu cầu thì chúng tôi sẽ chuyển khoản với số tiền 100.000đ trở lên.

Ngoài những điều trên khách hàng có thể cho ý kiến để chúng tôi xem xét, tđó đảm bảo quền lợi cho khách hàng. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!


TẠI SAO BẠN LẠI KHÔNG TH MỘT LẦN ĐQUẢNG BÁ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH VÀ CÓ THÊM KHOẢN THU NHẬP TĐỘNG!
Thêm vào giỏ Chi tiết

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

NGƯỜI THẦY TỰ HỌC TỐT ĐỂ DẠY TỐT

Giáo sư Tạ Quang Bửu lúc sinh thời có lời tâm tình với đồng nghiệp và học trò: “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai tự học tốt ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến xa trong cuộc đời”. Mỗi người thày hướng dẫn cho học trò của mình tự học tốt và bản thân mình nên là một tấm gương sáng về tự học cho học trò noi theo
  1. Học nhi bất yếm – giáo nhân bất quyện.
Trong một hội nghị bàn về công tác huấn luyện tại chiến khu Việt Bắc năm 1950, Bác Hồ đã cho treo trong hội trường hai khẩu hiệu song song. Khẩu hiệu thứ nhất là lời dạy của Lê Nin: “Học – Học nữa – Học mãi”. Khẩu hiệu thứ hai là lời dạy của Khổng Tử: “Học không bao giờ biết chán - Dạy người không bao giờ biết mỏi”
Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng về học không bao giờ biết chán, dạy người không bao giờ biết mỏi. Người đã dịch câu của Khổng Tử: “Học nhi bất yếm - Giáo nhân bất quyện” để minh định cho khẩu hiệu thứ hai này.
2. Lấy tự học làm cốt
Trước đó, vào năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã có lời dạy: “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo thêm vào”. Lời dạy chỉ có 13 từ mà hàm chứa một nội dung sâu sắc về tự học và điều kiện cho tự học thành công. “Lấy tự học làm cốt” là Bác muốn khuyên mỗi người phải có động lực cho sự tiến bộ của bản thân qua tự học. “Có thảo luận” nghĩa là cùng với nội lực phải có môi trường để trao đổi. Môi trường tạo nên trạng thái “Học thày không tày học bạn”. “Chỉ đạo thêm vào” nghĩa là phải có nhân tố quản lý để gắn nội lực với ngoại lực. Nội lực tốt mà ngoại lực dở cũng ít kết quả. Tuy nhiên, ngoại lực tốt mà nội lực yếu cũng không thành công. Nhân tố quản lý thúc đẩy cho sự phát triển của nội lực và ngoại lực trong việc tự học.
  1. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
Nhà trường trong bối cảnh phát triển mới ngày nay thường có nguyên tắc đào tạo: “Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Để người học có thể “tự giáo dục”, “tự đào tạo”… Thì trước hết người học phải có ý chí tự học, chủ động trong học tập. Và để người học tự học tốt thì người thầy phải “tự học” để có thể dẫn dắt, chỉ đạo, cố vấn cho người học hoàn thành nhiệm vụ.
  1. Học tập với tinh thần Power
Trong bối cảnh của cuộc đua tranh đi vào nền kinh tế tri thức. Các nước thường tìm kiếm các mô hình phát triển nhà trường hiệu quả. Malaysia, một quốc gia trong khối ASEAN có tham vọng trở thành “đất nước trí tuệ” trong khu vực. Họ có dự án đồ sộ xây dựng các “Nhà trường thông tuệ” (Smart school). Học sinh trong các trường thông tuệ phải có tinh thần tự học theo phương châm: “ Tự tiếp cận vấn đề; tự định hướng vấn đề; tự xác định lộ trình để tiến bước”. Tại các nhà trường thông tuệ, người học phải có phong cách học tập “Power” (sức mạnh)
P: Planing – Tự vạch ra kế hoạch học theo vấn đề tiếp mình cận được
O: Organising – Tự tổ chức để hiện thực kế hoạch vạch ra
W: Working – Làm việc một cách hợp lý đối với kế hoạch đã có
E: Evaluating – Tự đánh giá kết quả mà bản thân mình đã đạt được
R: Recognising – Tự xây dựng nhận thức những điều mới bản thân thu lượm được.
  1. Tứ sức và sáu mọi
Ở nước ta Nhà giáo nhân dân GSVS Nguyễn Cảnh Toàn thường có lời khuyên với người thầy: Phải biết “tứ sức” và “sáu mọi”. “Tứ sức” có nghĩa là khi dạy phải biết phân hóa, căn cứ vào “sức chứa”, “sức hút”, “sức thấm”, “sức chế biến” của người học mà tìm ra phương thức dạy thích hợp.“Sáu mọi” có nghĩa là phải tích cực tự học để lãnh hội được chuyên môn nghiệp vụ ngày càng có yêu cầu cao đáp ứng sứ mệnh của người thầy trong bối cảnh mới. “Sáu mọi” bao gồm: Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi vấn đề, học mọi người, học bằng mọi cách, học trong mọi hoàn cảnh.
Có thể khẳng định: Nếu mỗi người thầy trong các nhà trường đều quán triệt “tứ sức”, “sáu mọi” thì chắc chắn việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường sẽ thu được kết quả cao.
  1. Các mô hình tự học từ 2 nhân tố đến 5 nhân tố
  1. Mô hình 2 nhân tố của Khổng Tử
Đức Khổng rất thành thật nói rằng: Ông không là nhà thông thái. Ai đó hỏi ông điều gì, lúc đó óc ông trống rỗng. Tuy nhiên ông biết nắm chặt hai đầu mối của vấn đề nêu ra, vắt kiệt chúng do đó mà có hiểu biết. Điều Khổng Tử khuyên có thể hiểu: Ông đã xây dựng cho mình mô hình hai nhân tố có tính chủ đạo, tính then chốt. Bám chặt vào đó mà phân tích, cày xới lên thì ông lý giải được vấn đề và do đó đi đến nhận thức mới. Mấu chốt ở đây là tìm ra được hai nhân tố đích đáng.
  1. Mô hình 3 nhân tố từ châu Âu: “3C”
Để tạo nên các nhận thức mới, người tự học phải biết tích lũy (collecting- C1), sau đó phải biết xử lý, loại đi các thông tin không thích hợp, không cần thiết với mình (caculating- C2), cuối cùng phải biết trao đổi giao lưu (communicating- C3) để kiến tạo các nhận thức mới.
Ai đó đã đi được trên cạnh “C1C2” mà không vươn tới “C3” cũng chưa toàn vẹn. Ngược lại ai đó chỉ đi trên cạnh “C2C3” mà không định vị ở “C1” thì lấy gì mà giao lưu. Tuy vậy cũng không tốt nếu chỉ đi được trên “C1C3” mà không biết qua “C2” (xử lý) thì sự tích lũy và giao lưu không bền vững.
  1. Mô hình 4 nhân tố từ nhà tương lại học Anvin Toffler
Nhà tương lai học người Mỹ Anvin Toffler trong cuốn sách nổi tiếng “Cú sốc tương lai” (Future Shock) có lời khuyên về “tự học” trong bối cảnh xã hội hậu công nghiệp: Biết tích lũy thông tin; biết liên kết, gắn kết thông tin; biết chọn lọc thông tin (hữu ích cho hoàn cảnh của mình); biết sử dụng thông tin đã lựa chọn để bản thân thích ứng với môi trường.
  1. Mô hình 5 nhân tố của người việt diễn đạt qua 4H
Người việt chúng ta dựa vào một lời dạy của tiền nhân thường có lời khuyên theo dạng “4H”: H1: Học, H2: Hỏi, H3: Hiểu, H4: Hành. Đã “học” thì phải “hỏi” (không giấu dốt). Không hỏi lung tung, lan man mà hỏi vào chủ đề để hiểu. Muốn hiểu cặn kẽ phải suy nghĩ cho cẩn thận, phải phân biệt cho rõ ràng. Không ngộ biện, ngụy biện, quỉ biện và cuối cùng phải thực hành những điều tích lũy được. Nếu trong bước “hiểu” phân thành hai công đoạn là suy nghĩ và phân biệt thì mô hình này có dạng 5 nhân tố: Học rộng, hỏi sâu, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng, làm cho hết sức.
Giáo sư Tạ Quang Bửu lúc sinh thời có lời tâm tình với đồng nghiệp và học trò: “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai tự học tốt ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến xa trong cuộc đời”. Mỗi người thày hướng dẫn cho học trò của mình tự học tốt và bản thân mình nên là một tấm gương sáng về tự học cho học trò noi theo.
Đặng Quốc Bảo
(Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 18+19 - tháng 5+6/2011)
Thêm vào giỏ Chi tiết

Bàn về việc tự học, tự đào tạo

Bất cứ thời nào và ở đâu, việc tự học, tự đào tạo cũng là nguyên nhân chính để hình thành nhân tài, bởi tài năng hoàn toàn không phải do bẩm sinh, mà do sự khổ công rèn luyện.

Trong quá trình đào tạo, người thầy đóng vai trò dẫn dắt cho người học về phẩm chất, nhân cách, năng khiếu, tư duy, trí tuệ. Còn bản thân người học mới có vai trò quyết định trong việc lĩnh hội kiến thức, chuyển kiến thức của giáo viên, của thế giới xung quanh và của nhân loại trở thành kiến thức của mình. Thụ động, học vẹt, dựa dẫm bên ngoài thì dù có giỏi mấy cũng chỉ tồn tại nhất thời và rất mong manh. Xưa nay, các bậc vĩ nhân đều có quá trình tự mày mò học hỏi, tự rèn luyện phấn đấu một cách kiên trì, bền bỉ. Mặc dù kiến thức học ở nhà trường là nền tảng ban đầu, nhưng chỉ có tư duy độc lập, chỉ có sự nỗ lực tự học, tự đào tạo mới có thể trở thành nhân tài.
Ở nước ta, có biết bao hiền tài, chí sĩ xuất phát từ con đường tự học, tự đào tạo. Lê Quý Đôn dù đã đỗ đầu trong các kì thi Hương, thi Hội, nhưng vẫn tiếp tục tự học, bất chấp những nhọc nhằn tất bật trong chốn quan trường. Ông kiên trì tìm tòi, nghiên cứu, thu thập số liệu, ghi chép tỉ mỉ và đọc rất nhiều sách để nắm bắt kho tàng tri thức của nhân loại. Chính vì vậy, ông đã trở thành một học giả uyên thâm, một nhà bác học đại tài ở nhiều lĩnh vực (văn học, lịch sử, địa lí, triết học, ngôn ngữ học...). Đào Duy Anh từ nhỏ đã say mê học hỏi, ham thích đọc sách, bền bỉ tìm tòi, tích lũy kiến thức từng ngày, trở thành một giáo sư đại học nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài, có nhiều cống hiến về học thuật, lịch sử, văn học và từ điển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, tự đào tạo. Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, trong những điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn, Người đã tự học và học được rất nhiều tiếng nước ngoài như Pháp, Đức, Anh, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Tiệp Khắc... Trong đó, có những ngoại ngữ Người không chỉ nói được, nghe được, trao đổi được mà còn viết được bài đăng trên báo nước ngoài. Chính từ ý chí tự học, tự đào tạo, Người đã trở thành một vị lãnh tụ thiên tài, Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Nhờ tự học, kiến thức của Bác rất vững. Khi đã làm Chủ tịch nước, Bác vẫn nhiều lần nói chuyện trực tiếp với cán bộ nước ngoài, nhiều lần tự trả lời và trò chuyện với các phóng viên quốc tế. Có lần, các chuyên gia của một số nước anh em vào chúc tết Bác, mà không có phiên dịch. Thoáng thấy sự lúng túng của các chuyên gia và cán bộ giúp việc, Bác mỉm cười bảo: "Thôi được, Bác sẽ dịch cho!". Thế là, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói đến đâu, Bác dịch đến đó bằng cả bốn thứ tiếng: Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và dịch cả lời của các chuyên gia nước ngoài thành tiếng Việt!
Ở nước ta, có một bộ phận học sinh rất giỏi, trong các kì thi học sinh giỏi quốc tế giành được nhiều giải cao, nhưng về đại trà thì đa số học sinh Việt Nam còn bất cập về kiến thức, kể cả kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức các môn học xã hội. Trong học tập, học sinh, sinh viên ta thiếu tư duy sáng tạo. Học sinh có thực tài và khi ra trường trở thành nhân tài còn rất ít. Mặt khác, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan càng ảnh hưởng xấu đến việc tự học, tự đào tạo. Đua nhau dạy thêm, học thêm, học một cách nhồi nhét, thụ động, quá tải, ắt không còn sức lực, thời giờ để tự học, tự nghiên cứu và cũng chẳng thể nào hình thành khả năng tư duy độc lập, sáng tạo.
Việc học là cả một quá trình lâu dài và chỉ có tư duy tự học, tự đào tạo thì kiến thức mới hình thành vững chắc. Kiến thức không chỉ có trong sách vở, thầy, cô giáo mà có ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Nói tóm lại, kiến thức là vô cùng vô tận và việc tự học, tự đào tạo phải là công việc thường xuyên, liên tục và suốt đời
Thuỳ Dương-http://nguoicaotuoi.org.vn
Thêm vào giỏ Chi tiết

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

ĐỀ THI - ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH LẦN II - 2013 - TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN (19/05/2013)

 Do phần đăng bài của blogger hỗ trợ định dạng Word kém nên chúng tôi tải lên phần lưu trữ của google và đưa đường link về, mong các bạn và các em thông cảm.

https://docs.google.com/file/d/0B1q4MS6fMc1IWl9vZWVObXctaFE/edit?usp=sharing



Thêm vào giỏ Chi tiết

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

17 cách suy nghĩ khác nhau giữa NGƯỜI GIÀU và NGƯỜI NGHÈO - T. Harv Eker


Các bạn có thể download tại đây.
Thêm vào giỏ Chi tiết

Tài liệu: Sơ đồ tư duy Sinh học 12 - Phan Tấn Thiện


Mời các bạn đọc thử: TẠI ĐÂY
*Tác giả:
    Phan Tấn Thiện


*Mô tả sản phẩm:
- Tài liệu 60 trang, sơ đkhái quát, đầy đủ các nội dung.
- Được đóng quyển với 2 bìa bóng kính.

*Đặt hàng qua mạng:
- 1 đến 4 quyển, giá: 16.000đ/quyển.
- 5 quyển đến 9 quyển, giá:  15.000đ/quyển.
- 10 quyển trở lên giá: 14.000đ/quyển.
             (Cộng 50.000 tiền vận chuyển - thừa tiền chúng tôi cam kết sẽ gửi lại)
*Tài khoản Vietinbank: 
- Tên tài khoản: To Nguyen Cuong
- Số tài khoản: : 711A 349 25 323
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ!
Thêm vào giỏ Chi tiết

Sách mới: Tự ôn thi Tốt nghiệp, đại học môn Sinh học - Tập 1: Lý thuyết


Mời các bạn đọc thử: TẠI ĐÂY hoặc download TẠI ĐÂY

*Mô tả sản phẩm:
- Tài liệu 196 trang, được biên soạn chuyên nghiệp, giàu hình ảnh.
- Được đóng quyển với 2 bìa cứng và 2 bìa bóng kính.

*Đặt hàng qua mạng:
- 1 đến 4 quyển, giá: 70.000đ/quyển.
- 5 quyển đến 9 quyển, giá:  60.000đ/quyển.
- 10 quyển trở lên giá: 50.000đ/quyển.
             (Cộng 50.000 tiền vận chuyển)

*Tài khoản Vietinbank: 
- Tên tài khoản: To Nguyen Cuong
- Số tài khoản: : 711A 349 25 323

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ!
Thêm vào giỏ Chi tiết

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Chùm ảnh: Người không tay, không chân

Một người đàn ông sinh ra đã không có chân và tay nhưng anh không chỉ duy trì cuộc sống bình thường mà còn có thể tham gia rất nhiều hoạt động thể thao như chơi gôn, lướt sóng và bơi lội.

 Nick Vujicic
Nick Vujicic, đến từ Melbourne, Australia sinh ra với một cơ thể không có chân và tay, nhưng điều đó không khiến chàng trai 26 tuổi này nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể mình, Vujicic đã có thể chơi gôn, bơi lội, bóng đá và lướt sóng.
Nick chỉ có một bàn chân nhỏ bên chân trái để giúp anh làm nhiều việc khác như đá bóng, đánh máy, viết và giữ những vật dụng cần thiết hàng ngày.
“Tôi gọi nó là cái dùi trống của tôi, tôi sẽ không làm được gì nếu thiếu nó. Khi xuống nước, tôi sẽ nổi hoàn toàn bởi 80% cơ thể tôi là những lá phổi. Bàn chân nhỏ xíu đóng vai trò là chiếc chân vịt”, Nick vui vẻ nói.
Bố mẹ Nick đã vô cùng sửng sốt khi người con trai chào đời với một cơ thể đầy thiếu sót. Không có một nghiên cứu y khoa nào có thể giải thích được điều này. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu bố mẹ Nick đã luôn cố gắng hết sức để giúp anh sống độc lập.
Nick trong một chuyến đi tới Ấn Độ. Anh đã tới thăm tổng cộng 24 nước trên thế giới.
Ngay từ lúc 18 tháng tuổi, Nick đã được bố cho xuống bể bơi và cố gắng dạy con trai học bơi, rồi sau đó là chơi gôn, lướt sóng… Bố của Nick là một lập trình viên máy tính nên ông đã dạy cho anh cách dùng bàn chân nhỏ của mình để đánh máy từ lúc lên 6 tuổi. Mẹ Nick đã tự chế ra một dụng cụ bằng nhựa dẻo giúp anh có thể cầm được bút viết.
Bố mẹ Nick quyết định gửi anh vào học tại một trường học bình thường thay vì một trường dành cho những người khuyết tật. Nick cho rằng đó là quyết định tuyệt vời nhất mà bố mẹ anh đã làm. Anh đã lấy bằng cử nhân về Kế hoạch tài chính và Bất động sản.
Khi lên 8, Nick đã từng cảm thấy chán ghét bản thân và không muốn tiếp tục sống nữa, anh đã cảm thấy lo sợ liệu điều gì sẽ xảy ra khi không có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. “Tôi có thể tự đánh răng, gội đầu với những thiết bị đặc biệt nhưng còn quá nhiều thứ tôi không thể tự mình làm được”, Nick chia sẻ.
Nhưng với niềm tin mãnh liệt, cộng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, Nick đã trở thành một biểu tượng của sự vượt khó trên toàn thế giới. Năm 1990, Nick được trao giải thưởng Công dân trẻ của Úc vì lòng dũng cảm và sự bền chí của anh.
Nick hồi 6 tháng tuổi.

Nick dùng chân để viết năm lên 10 tuổi.








Nick có thể chơi nhiều môn thể thao như đánh gôn, bơi, lướt sóng.
Dương Minh-dantri.com.vn
Theo Dailymail
Thêm vào giỏ Chi tiết

VỀ CHÚNG TÔI

Chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn đã đến với NHÀ SÁCH THẦY VÂN CƯƠNG - Tương lai trong tay bạn!

1. SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TÔI: Cung cấp nguyên liệu, phương tiện, dịch vụ chất lượng cho người học, góp phần nâng tầm tri thức Việt. Không ngừng phát triển và trở thành một địa chỉ uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, làm việc của nhân dân, đặc biệt là các thầy cô giáo, các em học sinh ở Đại Từ, Thái Nguyên và trên đất nước Việt Nam.

2. NGUYÊN TẮC - TÔN CHỈ: Tất cả vì sự hài lòng, thành công của khách hàng - người học.

3. TRIẾT LÝ CỦA CHÚNG TÔI
Khách hàng là giá trị cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào, là lý do duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính sách "Tất cả vì sự thành công của khách hàng" chỉ lối dẫn đường cho mọi hoạt động của cửa hàng.

4. SLOGAN: Tất cả dịch vụ của chúng tôi nhằm khẳng định một điều "THE FUTURE IS IN YOUR HANDS - TƯƠNG LAI TRONG TAY BẠN!"

5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CỬA HÀNG - Xây dựng được chuỗi cửa hàng ở Đại Từ, Thái Nguyên với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Hướng tới phục vụ khách hàng qua đặt hàng trên website.

Với mong muốn được phục vụ các khách hàng ngày càng chu đáo hơn, ngày càng nhiều hơn chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi đóng góp, ý kiến của quý khách. 

6. SẢN PHẨM:
6.1. Sách: Chúng tôi bán buôn bán lẻ các loại:
- Sách, tài liệu tham khảo.
- Sách, tài liệu ôn thi Đại học ở tất cả các môn.
6.2. Văn phòng phẩm
6.3. Chè ngon, sạch Tân Cương - Thái Nguyên: Bán buôn, bán lẻ, giá cả cạnh tranh.
6.4. Vỏ chăn, ga, gối cao cấp Phương Lan: Chúng tôi tự hào là cửa hàng phân phối độc quyền vỏ chăn, ga, gối cao cấp Phương Lan. Do chúng tôi nhặp trực tiếp từ nhà sản xuất nên chắc chắn giá cả cạnh tranh.

7. DỊCH VỤ:
7.1. Cho thuê truyện, sách, tài liệu tham khảo
7.2. Photocopy.
7.3. Mua sách cũ.
7.4. Nhận kí gửi: Chúng tôi nhận kí gửi tất cả các mặt hàng (trừ quần áo, giầy, dép). Mọi chi tiết quý khách có thể truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/kiguithayvancuong

- Nhận bán, tiếp thị tài liệu tới tay người học của những tác giả có các sản phẩm hay, chất lượng. Mọi giao dịch chúng tôi sẽ đưa lên facebook, thư điện tử để đảm bảo chi trả đầy đủ bản quyền cho các tác giả (https://www.facebook.com/thayvancuong).
- Tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu, bao gồm tài liệu học tập, sáng kiến kinh nghiệm, giáo án, văn bản, chăn nuôi, trồng trọt, ...

8. ĐỘI NGŨ CHÚNG TÔI 
1. Ông Tô Nguyên Cương: Chủ cửa hàng. Quản lý, lập kế hoạch, định hướng sự phát triển của cửa hàng. Phụ trách phần quảng cáo tiếp thị.
2. Bà Đào Thị Cẩm Vân: Phụ trách kế toán, phát triển thị trường.
3. Bà Nguyễn Thị Chinh: Phụ trách kinh doanh, người có nhiều kinh nghiệm hiểu biết về các loại sách, truyện nên chắc chắn sẽ phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Điện thoại: 0984.280.076 (Đường dây nóng)
Thêm vào giỏ Chi tiết